ní là gì?

Miền tây không chỉ được mệnh danh là vùng đất thiên nhiên trù phú, mà còn là nơi “sản sinh” ra vô số cách xưng hô vô cùng độc lạ và thú vị. Đặc biệt, khi đến với nơi đây, bạn có thể dễ dàng nghe thấy từ “ní” xuất hiện rất phổ biến trong các cuộc hội thoại thường ngày của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thoạt đầu mới nghe qua, sẽ có không ít bạn cảm thấy hoang mang, và không khỏi băn khoăn vì không biết ní là gì? Để hiểu rõ hơn về từ này, thì bạn hãy theo dõi qua bài viết sau đây nhé!

Ní là gì? Ní là một đại từ xưng hô, thường dùng để gọi bạn bè thân thiết cùng tuổi, hoặc những người ở độ tuổi nhỏ hơn mình. Cách gọi này góp phần làm tăng thêm sự gần gũi, dí dỏm và thân thiện, giúp gắn kết mọi người trong cuộc hội thoại lại với nhau. Ngoài ra, từ “ní” còn được ghép chung với nhiều từ khác, tạo thành những cụm từ thông dụng trong giao tiếp như: nà ní, ní ơi, ní à, mấy ní, ní guột,…

Ní là gì? Cách xưng hô “ní” có nguồn gốc từ đâu?

Trong thời gian vừa qua, trên các nền tảng mạng xã hội, đã xuất hiện vô số video có chứa một từ rất “viral” và độc lạ, đó là từ “Ní”. Chắc hẳn, nhiều người khi mới nghe qua, liền nghĩ từ này do cộng đồng Gen Z sáng tạo ra để mọi người cùng nhau “bắt trend”. Tuy nhiên, ít có bạn nào biết rằng, “ní” chính là một trong những từ ngữ địa phương cực kỳ thông dụng ở khu vực miền Tây sông nước.

Vậy ý nghĩa của từ ní là gì mà được người dân miền Tây sử dụng rộng rãi đến thế? Tổng hợp từ nhiều nguồn tin cho biết, “ní” là một đại từ xưng hô, thường dùng để gọi hay kêu thay tên bạn bè thân thiết, cùng trang lứa. Hoặc những người thân quen, nhỏ tuổi hơn mình. Cách xưng hô này nhằm mục đích mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện và giúp kết nối mọi người trong cuộc hội thoại lại với nhau. Góp phần xóa nhòa khoảng cách xa lạ.

ní là gì? khái niệm
Ní là gì? Đây là một đại từ danh xưng được sử dụng phổ biến tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu người thuộc khu vực Sài Gòn, miền Bắc hay miền Trung, thường xưng hô với bạn thân bằng các cặp đại từ danh xưng như: “mày – tao”, “cậu – tớ”, “ông/bà – tui”. Thì đối với những bạn trẻ lớn lên và sinh sống ở miền Tây, họ sẽ gọi bạn bè là “ní” để tạo ra bầu không khí vui tươi và tăng thêm tính hài hước, dí dỏm cho cuộc trò chuyện. Một vài ví dụ cụ thể như:

– Tối nay qua nhà tôi chơi nha ní.

– Sáng sớm mai nhớ qua rước tôi đi học chung nha Ní.

– Mới sáng ra đi đâu sớm vậy ní?

Bên cạnh đó, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng, từ “Ní” là từ ngữ địa phương, có gốc gác từ miền Tây Nam Bộ. Bởi nó đã xuất hiện ở đây từ rất lâu đời và được người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phổ biến trong giao tiếp ngoài đời thường. Thế nhưng, một số nguồn tin chính thống lại cho biết rằng, nguồn gốc chính xác của từ “Ní” là xuất phát từ tiếng Hoa. 

Thực chất, “ní” đơn thuần chỉ là cách đọc lái từ chữ “nị” (你 – nǐ) trong tiếng Hoa. Theo đó, khi dịch sang tiếng Việt, “nị” có nghĩa là “bạn”. Trên thực tế, người Hoa thường sử dụng từ này như một cách để chào hỏi hay gọi bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đồng trang lứa. Hoặc những người có vai vế thấp, hay nhỏ tuổi hơn mình.

Khám phá một số từ độc lạ có chứa từ “ní”

Ở miền Tây, người ta không chỉ gọi nhau bằng một chữ “ní” không thôi. Mà nhiều người còn sử dụng vài cụm từ khác có chứa từ “Ní” khi trò chuyện, chẳng hạn như: ní ơi, ní à, mấy ní, ní guột,… Sau đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về những từ ngữ độc lạ liên quan đến từ “Ní”:

Ní ơi, ní à

Nhằm đem lại cảm giác thân thương, dễ mến và gần gũi hơn, thì ngoài mỗi cách xưng hô “ní” ra, người dân miền Tây còn gọi nhau là “ní ơi”, “ní à”. Thậm chí, đối với những người chơi chung lâu năm, quá thân thiết và hiểu ý nhau, họ chẳng bao giờ gọi nhau bằng tên khai sinh hay tên ở nhà. Thay vào đó, họ chỉ cần kêu nhau bằng “ní ơi” hay “ní à” là cũng đủ biết đang gọi tên ai.

Ví dụ: Ní ơi, mai nhớ qua đón tôi ở chỗ cũ nha.

Mấy ní hay Ní guột

Thay vì chỉ xưng hô bằng chữ “ní”, thì người dân miền Tây còn có sở thích sử dụng từ “mấy ní”, hay “ní guột” thay cho cách gọi “ní” khi giao tiếp với bạn bè cùng lứa và cực thân thiết. Điều này, nhằm làm tăng không khí vui tươi, dí dỏm và hài hước, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trong cuộc hội thoại. 

Đặc biệt, từ “ní guột” được rất nhiều bà con miền Tây ưa chuộng. Họ thường sử dụng từ này để gọi những người bạn thân mà họ yêu quý và xem nhau như máu mủ, ruột thịt trong gia đình.

Ví dụ cụ thể: 

– Trường hợp 1: Nếu người Sài Gòn nói “Các bạn ơi, chiều nay đi chơi nha”. Thì người miền Tây sẽ nói là “Mấy ní ơi, chiều nay đi chơi nhen”.

– Trường hợp 2: Nếu người Sài Gòn nói “Con Mơ là đứa bạn thân nhất của tao”. Thì người miền Tây sẽ nói là “Con Mơ xóm trên là ní guột chơi với tao từ bé đến giờ”.

ní là gì? mấy ní
Người miền Tây rất thích gọi nhau là mấy ní để tạo sự gần gũi và thân thiện cho cuộc trò chuyện.

Nà ní

Gần đây, khi dạo quanh một vòng Tiktok, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp một cụm từ hết sức quen thuộc là “nà ní”. Nó được đông đảo các bạn trẻ gen Z sử dụng khi nhắn tin, trò chuyện hay đăng video, status lên mạng xã hội. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, thì từ “ní” đã không còn là một đại từ xưng hô, dùng để gọi tên một ai cả.

Thật ra, “nà ní” chính là cách đọc lái của cụm từ “na ni” (cách viết phiên âm bởi từ なに) trong tiếng Nhật. Ở Nhật Bản, người ta thường sử dụng từ “na ni” như một cách thể hiện cảm xúc bất ngờ, ngạc nhiên và hoang mang khi chứng kiến sự kiện, sự vật hay hiện tượng lạ lùng, kinh hãi nào đó. Hoặc dùng để biểu thị cho sự bực tức, bức xúc, khó chịu với ý nghĩa “cái quái gì thế này”. 

Ngoài ra, trong tiếng Anh, cụm từ này mang nghĩa tương đương với từ “really”, hay “What?”, tức “cái gì”, “chắc không”, “thật vậy à”. Hoặc bạn cũng có thể hiểu từ “nà ní” theo nghĩa của giới trẻ Việt Nam là “có chắc vậy không”, “có thật không đấy”, “cái gì cơ”, “mày có đùa tao không đấy”,…

Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn: 

– Nhân vật A: Ê Tí, lúc nãy tao mới vừa thấy đằng kia tổ chức lễ hội gì đông vui lắm.

– Nhân vật B: Nà ní (ý nói “thật sao”). Đâu? Chỗ nào? Mày dẫn tao đi với coi.

ní là gì? nà ní
Nà ní là cách đọc biến tấu của từ “na ni” trong ngôn ngữ Nhật, nó dùng để thể hiện cảm xúc bất ngờ và hoang mang.

Nên sử dụng từ “ní” trong trường hợp nào?

Mặc dù, người dân sinh sống ở khu vực Tây Nam Bộ thường có bản tính phóng khoáng, hào sảng, thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, bạn đừng thấy vậy mà muốn gọi tên họ sao thì gọi. Bởi lẽ, người miền Tây rất coi trọng vấn đề tuổi tác, vai vế và cách xưng hô. Nhất là trong gia đình, thì phải luôn có tôn ti trật tự và phân biệt vai vế rõ ràng.

Mặt khác, như đã đề cập ở trên, “ní”, “mấy ní”, “ní guột” chính là từ ngữ đặc trưng ở miền Tây, chúng chỉ được sử dụng để gọi tên những bạn bè thân thiết, đồng trang lứa, hoặc nhỏ tuổi hơn mình. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên dùng các từ này để xưng hô, hay gọi tên người lớn tuổi hơn. Đồng thời, bạn cũng không được dùng “ní” để kêu tên người mà bạn mới chỉ gặp lần đầu, không quá thân thuộc, nhất là đối tác hay khách hàng. 

Bởi vì, khi xưng hô như vậy với người có vai vế cao hơn mình, có thể khiến cho đối phương nghĩ rằng, bạn đang có ý định trêu trọc, bỡn cợt, đùa giỡn và không tôn trọng họ. Cùng với đó, họ sẽ đánh giá bạn là người không đàng hoàng, thiếu phép tắc, lễ độ và không đáng tin cậy. Do đó, mà bạn chỉ nên dùng “ní” để gọi bạn thân nhất của mình mà thôi.

Bài viết này, đã giải thích một cách chi tiết về ý nghĩa của từ Ní là gì? Nguồn gốc từ đâu? Hy vọng rằng, dựa vào những thông tin hữu ích trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các từ ngữ địa phương đậm chất miền Tây Nam Bộ. Cũng như, giúp bạn biết cách sử dụng chúng đúng nơi, đúng chỗ và phù hợp với ngữ cảnh để không bị đánh giá là thiếu phép tắc.

Bạn cũng có thể thích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *